Tỷ phú Igor Bukhman thoát khỏi thế khó của Playrix

(DNTH) - Playrix là công ty trò chơi di động lớn thứ tư thế giới (tính theo doanh thu) sau Tencent, NetEase và Activision của Trung Quốc. Cá...

(DNTH) - Playrix là công ty trò chơi di động lớn thứ tư thế giới (tính theo doanh thu) sau Tencent, NetEase và Activision của Trung Quốc. Các nhà sáng lập và cũng là chủ sở hữu duy nhất của công ty gồm Igor, 38 tuổi và Dmitry Bukhman, 35 tuổi đã chứng kiến khối tài sản tăng gấp đôi và hiện đạt 3,9 tỷ USD mỗi người theo thống kê của Bloomberg. Xung đột quân sự bùng phát giữa Nga-Ukraine đã châm ngòi cho một cuộc chiến nội bộ tại Playrix và khiến Bukhman mắc kẹt trong một tình huống khó khăn.


2 anh em đã khởi nghiệp vào năm 2001 khi Igor được một giáo sư đại học chỉ cho rằng, anh hoàn toàn có thể bán phần mềm trực tuyến. Anh quyết định thử làm việc đó cùng Dmitry - người khi ấy vẫn học cấp 3. Năm 2004, khi doanh nghiệp đạt 10.000 USD doanh thu hàng tháng, họ đã đăng ký kinh doanh và thuê văn phòng ở Vilogda.

Igor Bukhman bắt đầu học lập trình vào năm 2001 khi đang nghiên cứu toán học ứng dụng tại trường đại học ở quê nhà. Cùng với em trai – khi đó đang học trung học, Igor bắt đầu thiết kế trò chơi và trình bảo vệ màn hình. Cả hai làm mọi thứ trên chiếc máy tính Pentium 100 do ông của họ tặng.

“Chúng tôi khi đó không có đủ tiền để mua một chiếc máy tính", tỷ phú Igor Bukhman nói. “Khi chúng tôi bắt đầu kiếm được tiền, một trong những thứ chúng tôi mua đầu tiên là một chiếc máy tính mới".

Hai anh em chính thức thành lập Playrix vào năm 2004 và bắt đầu thuê các nhà phát triển tại quê nhà của mình. Từ một công ty chuyên thiết kế các trò chơi đơn giản, Playrix sau đó đã phát triển thành đối tác phát triển trò chơi cho mạng xã hội cho Facebook và tới năm 2009 thì chính thức trở thành công ty chuyên viết các ứng dụng trò chơi miễn phí. Trong quá trình phát triển, Playrix đã mua lại một số công ty phát triển trò chơi độc lập ở Ukraine.

Nhiều trò chơi của Playrix hiện nằm trong danh sách những trò chơi có lượt tải xuống nhiều nhất trên các ứng dụng. Những game này là miễn phí, nhưng thường người chơi sẽ phải trả trung bình khoảng 5 USD mỗi tháng để mở khóa các cấp độ cao hơn hoặc nâng cấp trò chơi. Phần lớn doanh thu 2,7 tỷ USD của Playrix đến thị trường Mỹ, nhưng các trò chơi này cũng thu hút một lượng lớn người dùng ở Trung Quốc.

Những khoản phí này đã giúp Playrix phát triển mà không cần tới bất cứ khoản đầu tư từ bên ngoài nào.

Năm 2016, hai anh em nhà Bukhman nhập cư vào Israel và sau đó chuyển đến London vào năm 2020. Cả hai yêu cầu Forbes ghi quốc tịch của mình là người Israel chứ không phải người Nga trong bảng xếp hạng các tỷ phú USD.

Việc kinh doanh của Playrix đã bùng nổ trong thời kỳ đại dịch, với doanh thu tăng 53% nhờ các hoạt động tiếp thị hiệu quả thu hút một lượng lớn người chơi bị mắc kẹt trong nhà vì dịch bệnh. Hiện Playrix là công ty trò chơi di động lớn thứ tư thế giới (tính theo doanh thu) sau Tencent, NetEase và Activision của Trung Quốc. Khối tài sản ròng của anh em nhà Bukhman, những người cùng sở hữu 96% công ty, đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020.


Trong khi Tencent vẫn là công ty game dẫn đầu thế giới và Chủ tịch của họ là Pony Ma hiện có khối tài sản trị giá 51 tỷ USD, Playrix hiện chỉ có hơn 2.500 nhân viên. Họ có trụ sở Ireland và các nhà phát triển ở Nga và Đông Âu.

Tuy nhiên, đế chế game khổng lồ Playrix do tỷ phú Igor Bukhman đồng sáng lập có hàng nghìn nhân viên mang cả hai quốc tịch Nga và Ukraine. Xung đột quân sự bùng phát giữa hai nước đã châm ngòi cho một cuộc chiến nội bộ tại Playrix và khiến Bukhman mắc kẹt trong một tình huống khó khăn.

Vài giờ sau khi cuộc xung đột quân sự bùng phát, hai anh em nhà Bukhman đã cho phép các nhân viên người Ukraine được nghỉ phép có lương. Hai ngày tiếp theo, họ thiết lập đường dây nóng giúp nhân viên sơ tán, và trong 2 ngày tiếp sau nữa, họ trả thêm 1 tháng lương cho toàn bộ 4.000 nhân viên của Playrix để không chỉ trấn an những nhân viên Ukraine đang trong vòng chiến sự mà cả những người lao động Nga đang bị ảnh hưởng vì đồng rúp mất giá.

Nhưng rất nhanh, rắc rối lại tới. Những cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhân viên người Nga và người Ukraine bắt đầu nổ ra trong các phòng chat nhóm của nhân viên Playrix. Vài ngày tiếp theo, chúng bùng phát thành “sự thù hận không thể kiểm soát”. Các nhân viên phụ trách đã cố gắng xóa bỏ những bài đăng về chiến tranh, trước khi buộc phải đóng hoàn toàn các kênh chat này.

“Trên mạng xã hội, Dmitri và tôi bày tỏ sự ủng hộ của chúng tôi đối với Ukraine bằng những từ ngữ mà chúng tôi có thể sử dụng", Igor viết cho nhân viên vào ngày 4 tháng 3. “Nhưng chúng tôi có 16 văn phòng và 1.500 nhân viên ở Nga. Chúng tôi không thể làm gì hơn bởi chúng tôi phải trách nhiệm với toàn bộ các nhân viên và gia đình của chúng tôi".

Sau những băn khoan ban đầu, Playrix giờ đây có vẻ đã tự tin hơn với lập trường của mình. Trong thông báo hôm 11/3, Playrix cho biết họ sẽ quyên góp 500.000 USD cho Hội Chữ thập đỏ Ukraine. Một phòng chat nhóm của nhân viên đã được mở lại và các quy tắc đã được nới lỏng.

Dù vậy, mọi thứ vẫn còn lâu mới hoàn hảo. Bukhman biết rằng sẽ còn có nhiều nhân viên tiếp tục nghỉ việc. Các nhà quản lý của Playrix thậm chí đang làm việc để tìm ra các cách giảm thiểu mức độ tương tác giữa các nhân viên người Ukraine và người Nga. Nó không phải là một công thức cho sự hài hòa, nhưng ở thời điểm này, nó là cách thức khả dĩ nhất là hai anh em tỷ phú này có thể làm được. “Chúng tôi sẽ không thể tiếp tục làm việc theo cách chúng tôi đã làm trước đây" Bukhman nói, “nhưng tôi nghĩ chúng tôi sẽ có thể tiếp tục làm việc ở Ukraine".

Minh Ngọc 

Tin liên quan

DOANH NHÂN 2047380700008947401

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item