Học "hết lúa hết gạo" xong, Trương Quốc Phong từ bỏ công việc vài nghìn đô để khởi nghiệp kinh doanh

(DNTH) - Từ bỏ công việc với mức lương vài nghìn đô cùng vị trí cao tại một công ty tên tuổi với nhiều cơ hội thăng tiến, chàng trai ấy đã q...

(DNTH) - Từ bỏ công việc với mức lương vài nghìn đô cùng vị trí cao tại một công ty tên tuổi với nhiều cơ hội thăng tiến, chàng trai ấy đã quyết chí khởi nghiệp kinh doanh ở độ tuổi ngoài 40 với tuyên bố không bao giờ đi làm thuê nữa.


Điều gì đã khiến anh đi đến quyết định không bao giờ đi làm thuê nữa?

Nói không đi làm thuê thì hoàn toàn không phải. Bởi cho dù bạn có mở công ty, có làm ông chủ, thì công ty bạn cũng vẫn phải cần có người tiêu thụ dịch vụ, cần có khách hàng. Trừ khi bạn quá giàu, ăn ngủ trên đống tiền và không phải động não, động tay động chân hay làm gì. Khái niệm không làm thuê ở đây tôi chia sẻ, đó là tôi thấy đã đến lúc tôi không còn thấy hứng thú hay thuộc về thế giới của những tòa nhà, văn phòng ngày làm việc mưu sinh 8 tiếng, sáng sớm xách chân đi, chiều vác máy tính về nhà. Tôi chán cái cảnh phải thức dậy thật sớm, ngày ngày check vân tay và làm việc dưới sự giám sát của những chiếc camera gắn khắp nơi trong khu vực, khuôn viên làm việc. Mặc dù trước đây, tôi đã làm rất tốt điều đó. Để xem, từ lúc ra trường khi tốt nghiệp lần đầu tiên đến nay, tôi đã làm nhân viên văn phòng đã hơn 20 năm rồi.



Thế anh đang cần gì và đang tìm gì trên hành trình như anh nói, phải sống và mưu sinh nữa?

Tôi cần một môi trường làm việc tự do, không gian bao la, mang lại nhiều cảm xúc hơn là những chiếc ghế chiếc bàn vuông vức trong những tòa cao ốc bít kín như những chiếc hộp. Sau khi trải qua một trận đại dịch covid-19 gây tổn hại đến sức khỏe, tôi nhận thấy bản thân cần hơn một không gian thoáng để ngắm và để thở. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình cần có những không gian thoáng để thở như lúc này. Khái niệm thở bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Với nghĩa đen, đó phải là một nơi làm việc mà mình tìm thấy được những không gian xanh thoáng mát, một tầm nhìn rộng lớn nào đó. Với nghĩa bóng, đó là một nơi làm việc mà mình có thể chủ động để sắp xếp và hoàn thành mục tiêu, mang lại hiệu quả đích thực và tầm nhìn dài hạn hơn là sự lệ thuộc và thụ động. 



Khi đi làm cho văn phòng hay cho bất cứ công ty nào, cho dù vị trí bạn có to lớn nhất nhì trong công ty đi nữa, thì vẫn còn có những giới hạn và sự phụ thuộc nhất định. Có những thông tin, thay đổi trong cách kinh doanh, chiến lược mà bạn không được báo trước hoặc biết trước. Tôi thấy bản thân mình đã đến lúc không còn phù thuộc để làm công việc ngày 8 tiếng như thông thường nữa.

Nhưng anh đã từng làm việc đến vắt xác, hơn 8 tiếng, thậm chí đến 16 tiếng và lắm lúc anh còn làm việc thâu đêm suốt sáng kia mà. Trước đây, chưa bao giờ mọi người thấy anh than thở hay bày tỏ tiêu cực nào về các công việc kiểu 8 tiếng nơi văn phòng?

Con người mà, đâu phải chiếc máy đâu mà chạy hoài, chạy đều ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Đến máy móc còn có hạn sử dụng mà. Trước đây tôi trẻ, máu chiến và háo thắng lắm, nên tôi muốn làm thật nhiều để trau dồi bản thân, đúc kết kinh nghiệm và sau cùng là khẳng định hay chứng tỏ mình có thể làm được. Đã có lúc tôi làm cùng lúc 2-3 job song song với việc học. Tôi sắp xếp mọi thứ trơn tru, nhờ sự khoa học. Tôi hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu, chưa bao giờ phải khiến ai không hài lòng để rồi ra đi hay chia tay trong ấm ức. Có điều, tôi thấy thật phí phạm thời gian của bản thân, khả năng cùng kiến thức, kinh nghiệm mình có được nếu bị đóng gói, giới hạn trong 8 tiếng ở một nơi nào. Khi đó bạn sẽ hỏi, vậy sao tôi không đem hết những thứ đã học và có được thi triển hết trong 8 tiếng đó luôn. 



Tôi đâu có điên, đâu có tham việc mà không biết nhìn trước ngó sau, chừa chỗ cho người ta còn làm nữa chứ. Tôi chỉ làm việc đúng trong giới hạn mình được giao, được phân công trong mô tả công việc. Làm đúng và tốt với gì cam kết ngay trong ngày đầu nhận việc. Đâu thể tuyển tôi vô công ty quản lý nhân viên - nhân sự mà bảo tôi là hãy viết báo đi, hãy làm phim đi, hãy làm marketing hay đi chụp ảnh đi, dù những cái đó tôi đã học và trau dồi ở mức độ có thể nói là chuyên gia. Vậy thì, trong 8 tiếng đó nếu tôi chỉ làm đúng như mô tả và cam kết, đúng như những gì công ty đã thuê và trả lương, tôi liệu có phí thời gian và năng lực của bản thân mình hay không? Vậy nên tôi chọn dừng lại, để sử dụng hiệu quả hơn 8 tiếng làm việc trong mỗi ngày và 24 giờ thuộc về mình mỗi ngày.

Khởi nghiệp đã có rất nhiều người thất bại, thậm chí là mất trắng. Anh không ngại sao?

Tôi khởi nghiệp trong khả năng và giới hạn tài chính của bản thân, đặt ra từng mục tiêu và điểm mốc trong cuộc hành trình để bơm tiền lần lượt vào. Tôi đâu có trăm tỉ, ngàn tỉ bung ra để khởi nghiệp đâu mà sợ thất bại, sợ mất. Thất bại thì có ai mà chưa từng, nhưng ít ra, sau mỗi thất bại, con người ta sẽ thấm thía nhận ra thêm điều gì đó. Thất bại nếu có, đó cũng là kinh nghiệm bổ ích để vươn tới thành công. Sợ thất bại mà không khởi nghiệp kinh doanh, nay đã vừa ngoài 40 rồi, là đã rất chậm. Không khởi nghiệp bây giờ thì đợi đến bao giờ?

Tại sao lại là cà phê sạch, nông sản sạch chứ không phải một mặt hàng kinh doanh nào khác?

Nhìn tôi bạn không thấy “rất lúa” sao? Nói cho vui thôi. Có lẽ do xuất thân từ miệt đồng bưng, lớn lên từ những cánh đồng bờ ruộng, từ mấy cây xoài cây ổi và vườn cây sau nhà nên tôi luôn trăn trở về đầu ra cho những nông sản quê hương. Hơn 20 năm tọa lạc nơi đất khách, phố thị người đông tôi chứng kiến nhiều cảnh mua bán hàng hóa không chất lượng, không bảo chứng. Nói đâu xa, chỉ cần bước ra tới đầu ngõ thôi là tôi đã bắt gặp bao nhiêu là người bán nông sản, trái cây, đặc biệt là cà phê không nhãn mác. Có lần tôi hỏi cô bán cà phê, cô lấy mối cà phê ở đâu, cổ nói lấy đại ngoài chợ, uống thấy ngon ngon, giá rẻ lời nhiều là bán thôi. Tôi hỏi cô có biết trong thành phần của cà phê đó, người ta bỏ những gì không? Cô ấy nói biết, có bơ, có trứng, đậu nành và cả bắp nữa. Cô còn nói, chỗ cô lấy mối người rang xay còn bỏ thêm cả nước mắm, một bí quyết mà dân cà phê bán chợ lề đường nào cũng biết. Đó, người ta bán cà phê mà trong túi cà phê đâu có bao nhiêu phần trăm cà phê đâu. Vì ham lời mà pha trộn. Đó là chưa nói đến sạch hay không sạch.

Tôi biết mình đang chọn kinh doanh, khởi nghiệp theo cách rất làm khó mình, phải cạnh tranh và có thể, khó thành công ngay và luôn trong lần khởi nghiệp đầu. Nhưng có gì đâu, cái gì mình nghĩ mình có thể làm tốt và mang lại giá trị thì làm thôi. Giá trị ở đây không chỉ là dành cho bản thân mà mở rộng ra, giá trị cho cộng đồng nữa. Bạn có biết, hiện nay trên cả nước một ngày có bao nhiêu ca nhiễm ung thư không? Bao nhiêu phần trăm nguyên do là do ăn bẩn, uống bẩn, đưa vào cơ thể những ẩm thực, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.


Tôi nghĩ, mình cứ làm theo cái tâm và ý chí của mình thôi. Dĩ nhiên, một người đã trải nghiệm, kinh qua thực chiến và có kiến thức học hành tới 7 năm trong lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh chắc tôi sẽ không tự đưa mình vào cảnh bán nhà, bán xe đâu. Cứ lựa cơm gắp mắm, thuận theo tự nhiên và tạo ra được giá trị thì tôi làm.

Anh có thần tượng một hình mẫu, hay thích thú một câu nói của một doanh nhân nổi tiếng nào không? Vì sao?

Tôi ngưỡng mộ những người giàu, người giỏi. Có nhiều câu chuyện, tấm gương khởi nghiệp kinh doanh và thành công, vươn lên từ đôi bàn tay trắng khiến tôi rất ngưỡng mộ. Nhưng thần tượng hay học theo thì không, bởi nó là một phạm trù khác. Có thể cách làm đó hợp với con người, tính cách, thời điểm đó chứ không hoàn toàn phù hợp với cá tính, quan điểm và góc nhìn cũng như thực tế của tôi bây giờ. Nhìn người đi trước để rút tỉa cho bản thân cũng là điều rất nên nhưng sao chép họ, bắt chước hay nói leo theo họ thì không phải là tôi. Bây giờ, họ thành công, nổi tiếng thì những câu nói của họ đáng chú ý, sáng giá. Mình phát ngôn vẫn được mà, nhưng có ai nghe và quan tâm, làm theo hay không khi mình chưa thành công, mới là điều đáng nói. Vậy nên, mọi thứ thuộc về người khác tôi chỉ tham khảo thôi. Chưa một câu nói nào đủ chạm hay khiến tôi phải thay đổi quan điểm, biến thành của riêng.

Cảm ơn những chia sẻ vô cùng thú vị của anh.

Trương Quốc Phong, sinh năm 1982, quê quán Xuyên Mộc, BRVT. Anh từng tốt nghiệp ngành báo chí phát thanh truyền hình, nguyên là biên tập viên Zing.vn, từng là phóng viên, cộng tác viên cho rất nhiều tờ báo lớn tại TPHCM.

Sau hơn 15 năm làm báo, năm 2014 anh dừng công việc viết lách để học thêm lĩnh vực kinh tế - thạc sĩ Quản trị kinh doanh (hệ chính quy, 7 năm) và học thêm chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh - truyền hình (4,5 năm).

Không chỉ là một cây bút uy tín, có tiếng nói riêng trong làng báo, Trương Quốc Phong còn là từng PR Manager tại Tập đoàn truyền thông Nam Hương, Chuyên viên truyền thông bộ máy Trung ương tại Vingroup, Operation Manager tại SAM Communications... Anh cũng đồng thời là Giám đốc Công ty Truyền thông và Đầu tư Thần Tốc Media & Event, chủ của nhiều trang tin và dự án khởi nghiệp trẻ. Hiện tại, anh đang xây dựng thương hiệu Cà phê sạch Tuong Phong Coffee & Tea.

Minh Tuyền 

Tin liên quan

VĂN HÓA - XÃ HỘI 1242057247119107893

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item