"Đường đi" FED

(DNTH) - Liên bang Mỹ (FED) đang ngày càng trở nên “diều hâu" hơn (ám chỉ quan điểm ủng hộ lãi suất cao để kiểm soát lạm phát mà không ...

(DNTH) - Liên bang Mỹ (FED) đang ngày càng trở nên “diều hâu" hơn (ám chỉ quan điểm ủng hộ lãi suất cao để kiểm soát lạm phát mà không màng đến suy thoái kinh tế). Tuy nhiên, “đường đi” của cơ quan này sẽ luôn là một ẩn số thú vị.


Sẽ chưa dừng lại

Tính từ đầu năm đến nay, FED đã có 5 lần nâng lãi suất. Lần đầu tiên vào tháng 3/2022 với mức tăng 0,25%, lần thứ hai vào tháng 5/2022 tăng 0,5% và ba lần gần đây tăng 0,75% diễn ra trong các cuộc họp tháng 6, 7 và 9. Như vậy, tổng cộng cơ quan này đã tăng lãi suất cơ bản USD thêm 3%, lên 3-3,25%, mức cao nhất trong 14 năm qua.

Giai đoạn 9 tháng qua cũng đánh dấu chu kỳ thắt chặt tiền tệ quyết liệt nhất kể từ khi ngân hàng trung ương (NHTƯ) lớn nhất thế giới này bắt đầu sử dụng công cụ lãi suất quỹ liên bang (fed fund rates) năm 1990. Tuy nhiên, mọi thứ có thể sẽ chưa sớm dừng lại, khi đi cùng với các đợt nâng lãi suất mạnh tay vừa qua, cơ quan này càng tỏ ra “diều hâu” hơn khi cho biết sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất trong phần còn lại của năm 2022.

Trong quý IV này, FED sẽ còn hai cuộc họp chính sách nữa. Theo đó, FED dự định sẽ đưa lãi suất cơ bản USD lên mức 4,4% vào cuối năm 2022. Điều này hàm ý FED có thể nâng 75 điểm cơ bản vào tháng 11 và 50 điểm cơ bản vào tháng 12. Trong khi đó, theo biểu đồ dot plot - một công cụ dự báo chính sách lãi suất của FED, cho thấy trong 19 thành viên, có 6 thành viên ủng hộ nâng lãi suất lên 4,75-5% trong năm 2023. Tuy nhiên, phần lớn ủng hộ nâng lên 4,5-4,75%, tương ứng mức trung vị là 4,6%. Trước đó, thị trường dự báo mục tiêu của lãi suất quỹ liên bang sẽ ở mức 4,51% trong năm 2023. Cùng với quyết định nâng lãi suất, FED cũng sẽ giảm bớt lượng trái phiếu đã tích lũy trong những năm qua.

Có thể thấy, sau khi đã hành động chậm chạp và để tỷ lệ lạm phát tăng lên mức tồi tệ nhất trong 4 thập niên, FED giờ đây đã không giấu giếm quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại đà leo thang giá cả, ngay cả với cái giá phải trả là nền kinh tế sẽ giảm tốc, hoặc thậm chí bị thu hẹp.

“Dễ thở” từ năm 2024?

Trên thực tế, Mỹ đã ở trong một "cuộc suy thoái kỹ thuật", sau khi GDP thực giảm quý thứ hai liên tiếp do tăng trưởng tiêu dùng chậm lại và đầu tư kinh doanh giảm.

Cũng không loại trừ khả năng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của FED sẽ kết thúc từ năm sau. Biểu đồ dot-plot cũng cho thấy sẽ có 3 đợt hạ lãi suất trong năm 2024 và 4 đợt giảm trong năm 2025. Lãi suất dài hạn sẽ được giảm về mức trung bình 2,9%.

Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) dự báo xác suất suy thoái của Mỹ vào tháng 8/2023 tăng lên 26%. Về phần mình, FED hy vọng sẽ đạt được một cuộc “hạ cánh nhẹ nhàng”, làm chậm tăng trưởng mà không gây ra suy thoái. Tuy nhiên, 5 trong số 9 cuộc suy thoái của Mỹ kể từ năm 1960 là các chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ chính sách tiền tệ của FED.

Tác động từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã được cảm nhận trên thị trường nhà ở Mỹ đang rất nhạy cảm với lãi suất tăng cao. Chủ tịch FED Jerome Powell hồi tháng trước cũng cho rằng chiến dịch chống lạm phát “sẽ mang lại một số khó khăn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp”.

Giới phân tích tài chính đánh giá việc FED sẽ phải nâng lãi suất cơ bản lên 5% - cao gấp đôi mức hiện nay, có thể khiến nền kinh tế Mỹ mất đi 3,5 triệu việc làm và giáng một đòn mạnh vào thị trường chứng khoán vốn đã gặp nhiều khó khăn. Còn trong bản cập nhật về dự báo lãi suất và kinh tế, các quan chức FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 4,4% vào năm 2023, từ mức 3,7% của hiện tại.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của NHTƯ các nước trong cuộc chiến chống lạm phát, cho rằng các thể chế tài chính cần phải kiên trì khi lạm phát vẫn ở mức cao.

Vì vậy, cũng không loại trừ khả năng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của FED sẽ kết thúc từ năm sau. Biểu đồ dot-plot cũng cho thấy sẽ có 3 đợt hạ lãi suất trong năm 2024 và 4 đợt giảm trong năm 2025. Lãi suất dài hạn sẽ được giảm về mức trung bình 2,9%. Dù vậy, ngay cả khi FED giảm lãi suất trong năm 2024 và 2025, lãi suất vẫn ở phạm vi kìm hãm cho tới năm 2025.

Nhưng nếu nhìn lại quá khứ, FED đã không ít lần có những phán đoán sai lầm, như trong năm 2021, Chủ tịch FED đã mô tả cú sốc lạm phát chỉ là hiện tượng nhất thời. Ông và các đồng nghiệp đã dự đoán rằng, trong năm 2022, FED chỉ cần tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, nhưng thực tế từ đầu năm đến nay cơ quan này đã tăng đến 300 điểm cơ bản. Chính vì vậy, những nhận định và dự báo của FED có lẽ chỉ mang tính tham khảo và “đường đi” của tổ chức này sẽ vẫn rất khó lường.

Mỹ Cảnh 

Tin liên quan

TÀI CHÍNH 5583586201519158330

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item