Vì sao Khôi Trần mắc chứng bệnh tâm lý “Tính nam độc hại”?

(DNTH) - Bộ phim truyền hình “Kẻ sát nhân cô độc” dài 30 tập (được phát sóng năm 2020), đã để lại ấn tượng đẹp với khán giả màn ảnh nhỏ và c...

(DNTH) - Bộ phim truyền hình “Kẻ sát nhân cô độc” dài 30 tập (được phát sóng năm 2020), đã để lại ấn tượng đẹp với khán giả màn ảnh nhỏ và cũng được giới chuyên môn đánh giá cao khi liên tiếp đạt nhiều giải thưởng lớn: Huy chương Vàng Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 40 năm 2020; Phim xuất sắc nhất giải thưởng Hội điện ảnh TPHCM năm 2021.



Có đề tài “độc” và “lạ”, Kẻ sát nhân cô độc mang tính hấp dẫn cao nên được Hãng phim Truyền hình TPHCM (TFS) quyết định đầu tư phần 2 cho bộ phim này, vẫn với biên kịch Any Nguyễn và đạo diễn Trần Đức Long.

Cuộc chiến Thiện hay Ác đều nằm trong tâm thức mỗi người chúng ta. Sự trỗi dậy của một bên nào cũng đều có lý do của nó. Ai cũng có thể trở thành sát nhân nếu bị áp bức, một quá khứ đau buồn luôn ám ảnh, hay sự giáo dục sai lệch từ gia đình và xã hội. Có khi chính cái Tham lại đẩy đưa trở thành kẻ giết người. Chỉ cần mỗi người cần nhìn lại chính mình, hướng về cái Thiện, biết đủ là đủ thì cái Ác sẽ khó lòng ngự trị trong tâm mỗi người. Và liệu rằng những kẻ máu lạnh, tàn bạo nhất có thể hướng về cái Thiện hay không, nếu có sự giúp đỡ kịp thời từ gia đình và xã hội??? Một câu hỏi gợi mở từ bộ phim! Và nam diễn viên được giao vai diễn khó nhằn - “kẻ sát nhân” bị mắc chứng “Tính nam độc hại” này là Khôi Trần

Tính nam độc hại là từ khóa dùng để chỉ những tiêu chuẩn cực đoan về sự nam tính của người đàn ông. Tính nam độc hại bao gồm ba thành tố chính: sự mạnh mẽ về thể chất, sự quyền lực trong xã hội và gia đình, và đặc biệt, không mang trong mình những tính nữ như thể hiện cảm xúc hay mưu cầu sự giúp đỡ từ người khác.




Trong phim, Kha có một tổ ấm nhỏ với cô vợ và cậu con trai 3 tuổi.

Kha sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Cha của Kha là một người chồng vũ phu, người cha tàn nhẫn. Luôn dùng vũ lực để xử lý tất cả mọi vấn đề trong gia đình. Từ nhỏ chứng kiến sự bạo hành của cha, sự giáo dục một cách cực đoan và tàn nhẫn của người cha. Khiến suy nghĩ của Kha hoàn toàn bị lệch lạc. "Đàn ông phải mạnh mẽ, đàn ông phải ra đàn ông. Phải quyết định hết tất cả mọi thứ." Căn bệnh tâm lý này của Kha có tên khoa học là TÍNH NAM ĐỘC HẠI!

“Ông vua quảng cáo” - diễn viên Khôi Trần chia sẻ cảm nhận về nhân vật của mình:

“Kha là một nhân vật đáng thương. Từ nhỏ vì chứng kiến sự bạo hành của cha đối với mẹ, của cha đối với bản thân. Ám ảnh tuổi thơ khiến Kha luôn muốn mình trở thành một người người chồng, người cha tốt. Kha luôn đấu tranh để quên đi nỗi ám ảnh của quá khứ. Không ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp ở hiện tại.

Nhưng cuộc sống không như Kha mong muốn. Áp lực cuộc sống, xung đột vợ chồng. Chính những vấn đề này làm tâm lý của Kha ngày càng bất ổn. Vô tình đẩy gia đình và bản thân vào một âm mưu đen tối của một tổ chức”.

Lần đầu tiên, thể hiện một vai phản diện, lại là một nhân vật nặng về tâm lý, nhất là những diễn biến cảm xúc qua ánh mắt, nên Khôi Trần rất lo lắng. Anh phải dành thời gian tìm hiểu trên mạng về những thông tin liên quan đến căn bệnh này, kể cả tư vấn bác sĩ chuyên khoa và dồn cả tâm huyết vào nhân vật, nhất là những phân đoạn đòi hỏi sự diễn cảm xung đột của nội tâm bằng đôi mắt…

Hơn nữa, việc đóng cùng diễn viên nhí cũng mang đến cho anh nhiều trải nghiệm thú vị, dù em bé còn quá nhỏ, chưa thể diễn “ăn jeu”với “ông bố” Khôi Trần!

Xưa nay, đa phần được giao những vai chính diện, cho nên nhân vật Kha là một thử thách khá cam go đối với Khôi Trần, bởi ngay cơ bản, tính cách đời thường của Khôi hoàn toàn không giống nhân vật của mình.




Khôi Trần tự nhận mình là một người không có quá nhiều tham vọng trong cuộc sống, chỉ cần được làm công việc mình yêu thích là anh cảm thấy mãn nguyện rồi. Mọi việc đến với anh, từ nghề nghiệp cho đến cuộc sống riêng tư, anh đều quy vào chữ “Duyên”, không bao giờ tự tạo áp lực để chính mình phải gồng mình gánh chịu, anh đều cố gắng vượt qua những khó khăn, dù đôi khi cũng có chuyện làm cho anh phải nhất thời bị mất ngủ .

Khi hỏi anh có mong ước gì về những vai diễn sắp tới của mình, Khôi Trần cười: “Tôi luôn muốn được hoá thân vào nhiều dạng vai khác nhau, để khám phá hết tiềm năng của mình. Với vai Kha trong Kẻ sát nhân cô độc phần 2, chính tôi đã mở lời trước với ekip phim và may mắn được đạo diễn Trần Đức Long tin tưởng phó thác “kẻ sát nhân” cho tôi!”

Quay ngoắt 180 độ từ hình ảnh bạch diện thư sinh, hoặc lãng tử chính diện sang phản diện, như vai kẻ sát nhân lần này, Khôi Trần nghĩ rằng, khán giả sẽ có thể không thích vì anh “ác” , và nếu ghê sợ, có nghĩa là Khôi đã thể hiện thành công tính cách của nhân vật. Nhưng nếu có ghét thì cũng hãy có thương nhân vật, bởi Kha chỉ là một nạn nhân, hậu quả của một gia đình không hạnh phúc. Và nhân vật cũng giúp cho các bậc phụ huynh phần nào nhìn lại cách giáo dục con trẻ khi chính cha mẹ phải là những tấm gương tốt!

“Kẻ sát nhân cô độc 2” thuộc đề tài hình sự nhưng không chỉ đơn thuần điều tra phá án, mà chú trọng vào việc phân tích tâm lý tội phạm, hành vi phạm tội, cộng thêm một chút sáng tạo nhuốm màu ly kỳ về tâm thức, nhận thức và tiềm thức.

Vấn đề tâm sinh lý của con người trong xã hội hiện đại cần được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Bởi chính từ sự bất ổn trong tâm lý sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường trước - đó là một trong những thông điệp từ bộ phim.

Kẻ sát nhân cô độc - phần 2

Thể loại: Hình sự, tâm lý tội phạm

Đạo diễn: Trần Đức Long

Biên kịch: Any Nguyễn

DOP:A Đông Nguyễn

Giám đốc sản xuất: Thái Đình Diễm Khánh

Hãng sản xuất: Hãng phim Truyền hình TPHCM-TFS

Thời lượng: 27 tập - 45p/tập

Đang được phát sóng lúc 22h thứ 5 và 6 hàng tuần trên kênh HTV7.

Mi Ty

Tin liên quan

VĂN HÓA - XÃ HỘI 7658011980714267446

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item