Khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài cho thị trường Bất động sản

(DNTH) - Ngày 7/4, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài cho thị trường bất động sản trong...

(DNTH) - Ngày 7/4, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới" tại TP.HCM, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các chuyên gia kinh tế cùng đại diện doanh nghiệp bất động sản khu vực phía Nam.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) nhận định, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, thị trường bất động sản tại Việt Nam với quy mô dân số lớn vẫn luôn hấp dẫn để họ theo đuổi. Việt Nam vẫn đang có xu hướng đô thị hóa mãnh liệt. Chính phủ quyết tâm xây dựng nền công nghiệp không khói làm ngành mũi nhọn cho phát triển…

Theo thống kê, đóng góp của ngành xây dựng và BĐS trong GDP các năm gần đây khoảng 11%, trong đó đóng góp của ngành BĐS trực tiếp và gián tiếp thông qua các lĩnh vực khác khoảng 4,5%. Năm 2022, là một năm có nhiều khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường BĐS nói riêng và hoạt động kinh doanh của các DN kinh doanh BĐS, do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi cả trong và ngoài nước, đặc biệt là trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng, dẫn đến nhiều DN thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng triển khai thực hiện dự án.

Ngoài khó khăn về nguồn vốn, các vướng mắc pháp lý dự án cũng khiến các DN BĐS gặp nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, liên quan đến pháp luật về đất đai có một số tồn tại như: Nhiều dự án triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất rất khó xác định đâu là giá thị trường, chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án; nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, làm cơ sở để chấp thuận dự án. Một số trường hợp DN cổ phẩn hóa chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nay phải xem xét lại...


Số lượng khách hàng tầng lớp trung lưu và thượng lưu ngày càng tăng, đi kèm với quá trình đô thị hóa nhanh tại các thành phố lớn sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam. Cùng với đó, bất động sản nghỉ dưỡng cũng là phân khúc mà các nhà đầu tư thông minh có thể tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào thị trường, đặc biệt là ở Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết…

Ngoài ra, sự xuất hiện của phân khúc bất động sản chăm sóc sức khỏe, loại hình còn rất mới mẻ tại Việt Nam cũng sẽ là một cơ hội lớn cho những nhà đầu tư có tầm nhìn và khả năng nắm bắt cơ hội. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự quan tâm đặc biệt tới bất động sản nhà ở và văn phòng.

Về giải pháp thu hút FDI vào bất động sản tại Việt Nam, để bắt kịp xu hướng của thời đại, tiến tới chọn lọc các nhà đầu tư FDI chất lượng vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Việt Nam cần tập trung giải quyết một số vấn đề như tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về pháp lý về thị trường bất động sản, đặc biệt là loại hình bất động sản mới phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đồng thời, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, cạnh tranh, thông thoáng, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Cùng với đó khẩn trương ban hành và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để đảm bảo phân bố hợp lý, tương ứng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng; tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng để tạo nền tảng cho sự phát triển của thị trường bất động sản; chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng đến các nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt, đồng thời đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư đối với môi trường, xã hội trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Đồng thời, vận dụng các kênh ngoại giao cấp cao hoặc các kênh có tính ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư để tác động, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này; thực hiện nghiêm túc và hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án FDI vào lĩnh vực bất động sản nhằm lựa chọn các dự án có chất lượng phù hợp, tránh dự án đầu tư ảo, dự án chậm triển khai.

Bàn về vấn đề này TS. Cấn Văn Lực nhận định, nền kinh tế năm vừa qua của cả thế giới và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng bởi 3 "cơn gió ngược" là suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại nhưng vẫn tăng trưởng chậm, thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu tương đối bất ổn.

Dòng vốn và pháp lý chính là khó khăn lớn nhất cho thị trường bất động sản. Về dòng vốn, dư địa cho vay bất động sản tại Việt Nam vẫn còn, vấn đề là cấu trúc vốn của thị trường bất động sản đang không hợp lý.

Năm 2021 cấu trúc vốn là bình thường nhưng sang đến năm 2022 là bất bình thường khi vốn tín dụng cho bất động sản chiếm đến 74%, tăng khoảng 24% so với cuối năm 2021. Vì vậy, doanh nghiệp bất động sản cần cân đối lại cấu trúc nguồn vốn của để tránh lệ thuộc, vốn tín dụng cho bất động sản chỉ nên chiếm 40%.

Về cơ chế chính sách liên quan thị trường bất động sản đều đang được Chính phủ tháo gỡ. Đầu tiên là vấn đề pháp lý, Chính phủ đang tập trung tháo gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án và giúp thị trường lấy lại niềm tin.

Thứ hai là trái phiếu doanh nghiệp. Năm nay và năm 2024 sẽ có khoảng 234.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn, áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, Nghị định 08 ra đời tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm phù hợp thực tiễn.

Về vốn tín dụng, Chính phủ cũng đang tập trung tháo gỡ như giãn, hoãn nợ, tiếp tục giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất... Ngoài ra, dòng vốn từ M&A cũng rất quan trọng đối với thị trường bất động sản.

Khải Hoàng

Tin liên quan

BẤT ĐỘNG SÀN 5191675369687933219

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item